Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Thiết kế trực quan là gì? Vai trò và đặc điểm của Visual Design

Hiện nay, thiết kế trực quan cùng với xu hướng phát triển của Visual Design nhận được nhiều sự quan tâm. Những website đẹp mắt với bố cục hài hòa, màu sắc độc đáo và tỉ lệ cân đối sẽ chiếm được thiện cảm của người dùng.

Vậy thiết kế trực quan là gì, nguyên tắc cơ bản của Visual Design, yêu cầu công việc và tiềm năng của Visual Designer như thế nào? Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu qua bài viết Thiết kế trực quan là gì? Vai trò và đặc điểm của Visual Design ngay bên dưới đây nhé!

Thiết kế trực quan là gì?

Visual Design (thiết kế trực quan) là loại hình thiết kế nâng cao tính thẩm mỹ của một sản phẩm.

Thiết kế trực quan là gì?
Thiết kế trực quan là gì?

Để tạo ra tính thẩm mỹ nhất quán và cải thiện trải nghiệm người dùng, Visual Designer cần tuân thủ và sắp xếp các yếu tố cơ bản của thiết kế trực quan theo đúng nguyên tắc thiết kế.

Vai trò của Visual Design

“Thiết kế trực quan” thường được sử dụng trong thiết kế website, ứng dụng, giao diện người dùng,…

Nhiệm vụ của một Visual Designer là phải làm cho sản phẩm có bề ngoài bắt mắt và hấp dẫn người truy cập. 

Vai trò của Visual Design
Vai trò của Visual Design

Sứ mệnh của Visual Designer là mang đến những trải nghiệm thú vị và độc đáo cho người dùng. Thông qua việc sử dụng hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc, hiệu ứng và bố cục, nhà thiết kế trực quan có thể mang lại tính thẩm mỹ thống nhất cho giao diện website/app.

Một sản phẩm của Visual Designer được coi là thành công khi vừa đảm bảo được nội dung, tính logic và chức năng trên trang. Từ đó, website có thể nâng cao trải nghiệm tương tác của người dùng trong quá trình truy cập.

Nguyên tắc cơ bản của Visual Design

Để trở thành một nhà thiết kế trực quan giỏi, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

Điểm, đường thẳng, hình dạng

Đây là điều kiện cơ bản nhất khi thiết kế sản phẩm mà bất kỳ nhà thiết kế trực quan nào cũng phải tuân thủ. Việc sử dụng thành thạo và có kiến thức trong cách phối hợp các điểm, đường thẳng và hình dạng sẽ nâng tầm giao diện website doanh nghiệp.

Màu sắc

Màu sắc là yếu tố quyết định tính độc đáo, thu hút trong tất cả các sản phẩm nghệ thuật. Bởi nếu không có sự đồng bộ, hài hòa về màu sắc thì sẽ dẫn tới các hậu quả sau:

  • Mỏi mắt, đau mắt khi nhìn
  • Thông tin không được truyền tải rõ ràng
  • Khách hàng dễ hiểu sai thông tin
  • Khó nhìn nếu màu quá đậm hoặc quá nhạt
  • Thiếu sự chuyên nghiệp
Màu sắc là yếu tố cơ bản trong Visual Design
Màu sắc là yếu tố cơ bản trong Visual Design

Do đó mà các nhà thiết kế trực quan được khuyến khích nên sử dụng những gam màu chuẩn, phù hợp với nhau. Hoặc nếu muốn sáng tạo những bảng màu độc đáo, Visual Designers cần tìm hiểu cẩn thận các mã màu để tránh những hậu quả không mong muốn.

Bố cục có sự cân bằng, hài hòa

Các nhà thiết kế trực quan cần phải cân nhắc sự cân bằng, hài hòa trong các tác phẩm của mình để thu hút, hấp dẫn người xem.

Một bố cục có sự cân bằng, hài hòa sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, tạo dựng được thương hiệu lâu dài cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

Tỉ lệ cân đối

Tỉ lệ cân đối là yếu tố quan trọng trong Visual Designer bởi nhờ có nó mà website có thể phân cấp, phân chia rõ ràng, mạch lạc dễ nhìn.

Nhà thiết kế trực quan cần chỉnh sửa tỉ lệ cẩn thận thông qua việc xem xét sự phù hợp với website rồi mới bắt đầu triển khai. Bạn có thể sử dụng kích thước tiêu chuẩn, màu sắc hài hòa để nổi bật được nội dung cần truyền tải.

Yêu cầu công việc của Visual Design

Nhắc đến Visual Designer thì không thể không nhắc đến 2 khái niệm khác là Graphics Designer và UI Designer.

Về Graphics Designer

Graphics Designers phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về màu sắc, kiểu chữ và giá trị thương hiệu để đảm bảo sản phẩm trông đẹp mắt, thu hút và phù hợp với thiết kế của thương hiệu.

Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design
Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design

Bên cạnh đó, các nhà thiết kế đồ họa cũng cần đảm bảo tất cả các thành phần hòa hợp với nhau và phù hợp với tất cả các mẫu thiết kế cho thương hiệu.

Về UI Designer

UI Designers chịu trách nhiệm xây dựng giao diện, bố cục trang web, ứng dụng và các sản phẩm tương tự khác.

Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design
Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design

Nhà thiết kế giao diện người dùng cần tạo dựng website, app, bố cục nói chung và có kỹ năng wire framing mạnh mẽ trong bộ công cụ thiết kế của mình.

Ngoài ra, họ cần thông thạo sử dụng HTML và CSS để hiểu rằng thiết kế của mình sẽ hoạt động như thế nào trên các website, ứng dụng và sản phẩm thực tế. Để hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất, UI Designer cần có thêm sự hiểu biết cơ bản về JavaScript.

Giống như Graphic Designers, họ cũng cần phải thông thạo sử dụng các nguyên tắc cơ bản thiết kế chung như lý thuyết màu sắc và kiểu chữ.

Về Visual Designer

Công việc chủ yếu của một Visual Designer là thiết kế website, thiết kế ứng dụng và nâng cao tính thẩm mỹ cho giao diện người dùng. Nói cách khác, bạn sẽ làm công việc kết hợp giữa Graphic Designer và UI Designer.

Đặc biệt, nhà thiết kế trực quan phải am hiểu trải nghiệm người dùng, giao diện người dùng và công việc thiết kế website để có thể tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất.

Tuy công việc của Visual Designer hiếm khi làm việc trên các sản phẩm in nhưng bạn cũng cần có sự hiểu biết về thiết kế đồ họa, thiết kế nhận dạng và tạo dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng là người có khả năng truyền thông hình ảnh và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design
Công việc của Visual Design là sự kết hợp giữa Graphic Design và UI Design

Visual Designer có công việc sắp xếp lại các bố cục website, các sản phẩm bao gồm biểu tượng, bảng thống kê, logo và bản trình bày. Ngoài ra, một Visual Designer giỏi cần học thêm các kỹ năng về phần mềm tiêu chuẩn chuyên ngành, kỹ năng wirefarming,…

Ngoài ra, một Visual Designer cần phải lưu ý về cả ngôn ngữ và cách làm việc của những người phát triển website để có thể thuận tiện trong quá trình trao đổi thông tin.

Công việc của Visual Designer là tạo ra sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các sản phẩm này sẽ đi đến mục đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tiềm năng của Visual Design

Mức lương trung bình của các Visual Designer (Châu Âu):

  • Graphics Designer: $40.666/ năm
  • UI Designer: $67.678/ năm
  • Visual Designer: $87.000/ năm

So với Graphic Designer, Visual Designer đang có thu nhập trung bình cao hơn hẳn. Vì vậy, theo xu hướng hiện nay thì Graphic Designer thường học thêm kỹ năng thiết kế UX/UI để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.

Tiềm năng của Visual Design trong tương lai
Tiềm năng của Visual Design trong tương lai

Nhà thiết kế trực quan là ngành nghề tiềm năng cho những ai muốn theo đuổi lĩnh vực thiết kế.

Các visual designer sẽ được phụ trách làm mọi thứ từ việc xây dựng thương hiệu đến thiết kế trang web và ứng dụng web. 

Trên đây là những thông tin về thiết kế trực quan là gì, nguyên tắc cơ bản của Visual Design, yêu cầu công việc và tiềm năng của Visual Designer trong tương lai.

Qua bài viết Thiết kế trực quan là gì? Vai trò và đặc điểm của Visual Design, Miko Tech hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho mình.



source https://mikotech.vn/thiet-ke-truc-quan/

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

Mô hình PAS – Mô hình content marketing để viết bài chuẩn SEO

Bạn là người mới bắt đầu viết content (nội dung)? Bạn không biết bắt đầu viết từ đâu? Hãy để Miko Tech giới thiệu đến bạn mô hình PAS – Mô hình content marketing để viết bài chuẩn SEO nhé!

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về mô mình PAS, cách viết bài theo công thức PAS và tham khảo về mô hình PAS được ứng dụng như thế nào trong thực tế nhé!

Tổng hợp các mô hình liên quan:

Tìm hiểu về mô hình PAS

Mô hình PAS là gì?

Mô hình PAS với PAS là từ viết tắt từ chữ cái đầu của 3 chữ PROBLEM – AGITATE – SOLUTION. PAS là một công thức viết quảng cáo khá mới mẻ và hiện đang được giới copywriter phương Tây áp dụng và đã nhận được nhiều thành công từ nó.

Mô hình PAS với PAS được viết tắt từ Problem, Agitate, Solve
Mô hình PAS với PAS được viết tắt từ Problem, Agitate, Solve

Mô hình PAS cũng chính là mô hình làm nên tên tuổi của bậc thầy viết quảng cáo Dan Kennedy. Với ưu điểm là sự tinh gọn, dễ hiểu và dễ sử dụng nên bạn có thể dễ dàng tạo nên nội dung chạm đến nỗi đau của khách hàng.

Đặc biệt, mô hình PAS được sử dụng vô cùng linh hoạt và áp dụng cho nhiều loại hình Marketing như tờ rơi, bài quảng cáo Facebook, email marketing, và thậm chí là kịch bản TVC,…

Vì sao mô hình PAS hiệu quả?

“Khi bạn hiểu rằng con người có xu hướng hành động để tránh né đau đớn hơn là để đạt được lợi ích, bạn sẽ hiểu công thức đầu tiên này mạnh mẽ như thế nào. (…) Nó có thể là công thức bán hàng đáng tin cậy nhất từng được phát minh. ” theo “Ultimate sales letter” – Dan Kennedy

(“When you understand that people are more likely to act to avoid pain than to get gain, you’ll understand how powerful this first formula is. (…) It may be the most reliable sales formula ever invented.” – Dan Kennedy)

Dựa vào thuyết tâm lý học “The Pleasure Principle” của Sigmund Freud, bạn sẽ hiểu được điều mà Dan Kennedy muốn truyền tải. Theo học thuyết, con người thường có xu hướng tìm kiếm niềm vuitránh né nỗi đau.

Freud lập luận rằng con người đôi khi sẽ phải cố gắng rất nhiều để tránh những “nỗi đau” nhất thời, đặc biệt là vào những lúc tâm lý yếu đuối hoặc dễ bị tổn thương. Vì thế, Mô hình PAS được tạo dựng dựa trên yếu tố tránh né “nỗi đau” của hành vi con người.

Điển hình là chúng ta sẽ chi nhiều tiền cho các loại thuốc chữa bệnh hơn là các loại thuốc bổ. Mặc dù chúng ta biết rằng thuốc bổ sẽ tốt cho sức khỏe hơn về lâu về dài.

Liệu chúng ta có chắc chắn duy trì được thói quen uống thuốc bổ hằng ngày để nâng cao sức khỏe hay tìm đến bác sĩ để được kê thuốc khi các cơn đau ập đến?

Điều này cho thấy rằng chúng ta muốn tránh né “nỗi đau” nhiều hơn là tìm kiếm và thõa mãn niềm vui. Vì vậy, một nội dung chạm đến “nỗi đau” của khách hàng rồi đưa ra các giải pháp sẽ thu hút hơn là nội dung mang đến sự thõa mãn.

Đây chính là lý do mà mô hình PAScông thức kinh điển cho Content Marketing.

Cách viết bài PR theo công thức PAS chuẩn SEO

Problem – Nêu lên vấn đề của khách hàng

Đầu tiên là bạn cần phải xác định và hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Vì vậy mà bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về nỗi đau của khách hàng và mối quan tâm của họ.

Problem - Xác định và nêu lên được vấn đề khách hàng
Problem – Xác định và nêu lên được vấn đề khách hàng

Vậy làm thế nào để xác định được “nỗi đau” và mối quan tâm của khách hàng hiện tại?

Bằng một số hình thức khảo sát như Focus Group Interview (phỏng vấn nhóm khách hàng tập trung) hay In Depth Interview (phỏng vấn sâu) để tìm hiểu hành vi và tâm lý người tiêu dùng.

Từ đây, các bạn có thể phác họa được “customer persona” (chân dung khách hàng) một cách chân thực nhất.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể dùng các công cụ nghiên cứu từ khóa tiêu biểu là Ahref để tìm hiểu về xu hướng tìm kiếm từ khóa của khách hàng, những nội dung mà họ đang tìm kiếm để giải quyết vấn đề của họ.

Từ đó, bạn có thể khoanh vùng và xác định được vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

Xem ngay cách Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO cho website năm 2022

Công cụ nghiên cứu từ khóa ahref góp phần xác định được vấn đề khách hàng
Công cụ nghiên cứu từ khóa ahref góp phần xác định được vấn đề khách hàng

Sau khi đã có những thông tin về vấn đề của đối tượng mục tiêu, bạn cần đặt mình vào vị trí của họ và đồng cảm với những vấn đề đó.

Bằng khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt của mình, bạn hãy viết ra những vấn đề đó như thể chính bạn là người đang gặp phải.

Khách hàng sẽ cảm thấy nhân vật trong bài viết này là chính họ, đây đúng là vấn đề mà họ đang gặp phải rồi. Đó chính là cách giúp bạn giữ chân họ lâu hơn và tiếp tục tìm hiểu và khám phá bài viết.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang không đưa ra “giả định” về những vấn đề mà bạn nghĩ rằng khách hàng đang gặp phải. Hãy đào sâu đến tận gốc rễ của vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, “nỗi đau” của họ là gì.

Thời đại thông tin số đã khiến người đọc ngày nay hình thành thói quen đọc lướt. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng nỗi đau khách hàng sẽ được nêu bật ở những dòng đầu tiên.

Agitate – Kích thích vấn đề

Bước tiếp theo trong mô hình PAS là khuấy động mọi thứ. Bạn đã xác định được “nỗi đau” của khách hàng. Bây giờ bạn cần làm cho nó đau đớn bằng cách “xát muối” vào nỗi đau.

Bởi vì nếu bạn chỉ đơn thuần chỉ ra nỗi đau khách hàng thì nội dung của bạn sẽ không thể giữ chân họ ở lại.

Agitate là bước kích thích và khuấy động vấn đề
Agitate là bước kích thích và khuấy động vấn đề

Sau khi khiến cho khách hàng nhận thấy được vấn đề mà họ đang gặp phải thì hãy làm cho vấn đề đó trở nên nghiêm trọng hơn, thôi thúc họ phải giải quyết ngay để tránh những hệ lụy sẽ mắc phải nếu vấn đề cứ tiếp diễn.

Dưới đây sẽ là một số mẹo giúp bạn “xát muối” vào nỗi đau của khách hàng ở giai đoạn này:

  • Chỉ ra rằng vấn đề của họ đang trở nên tệ đi như thế nào
  • Chỉ ra rằng vấn đề sẽ không tự biến mất
  • Vẽ ra một tương lai tích cực sau khi họ giải quyết những vấn đề đó
  • Chỉ ra cho họ nhiều con đường khác nhau
  • Khiến họ cảm thấy cấp bách trong việc giải quyết vấn đề

Chính những cảm giác khó chịu, đau đớn mà vấn đề gây ra sẽ khiến cho họ thực sự muốn giải quyết vấn đề. Khi bạn kích thích đúng cảm xúc của khách hàng, họ sẽ phản ứng lại với cảm xúc chân thực và sâu thẳm nhất như sự sợ hãi, tham lam và thèm khát.

Solution – Giải pháp

Solution là bước mang lại giải pháp "xoa dịu" nỗi đau khách hàng.
Solution là bước mang lại giải pháp “xoa dịu” nỗi đau khách hàng.

Sau khi đánh vào nỗi đau của khách hàng, ở bước cuối cùng, bạn cần đưa ra giải pháp để “xoa dịu nỗi đau” của khách hàng. Bạn cần lồng ghép khéo léo giải pháp của bạn là thứ mà khách hàng đang tìm kiếm, là thứ có thể giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Sau đây là một số cách để bạn áp dụng nhằm đưa ra giải pháp xoa dịu nỗi đau khách hàng:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC SỰ của khách hàng

Đừng chỉ liệt kê những gì mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có, hãy tập trung vào lợi ích và giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.

CÁ NHÂN HÓA theo từng nhóm đối tượng cụ thể

Bởi vì mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những nỗi đau và vấn đề khác nhau nên khi bạn đưa ra giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng sẽ khiến khách hàng cảm thấy được an tâm hơn và chú ý hơn đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Giải pháp phải cá nhân hóa theo nhóm đối tượng cụ thể.
Giải pháp phải cá nhân hóa theo nhóm đối tượng cụ thể.

Ví dụ như bạn đang cung cấp dịch vụ Yoga. Với nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng thì dịch vụ này là một giải pháp giúp họ cải thiện cơn đau vai gáy hay cột sống do ngồi quá lâu.

Nhưng với nhóm đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi trung niên thì dịch vụ Yoga là giải pháp giúp họ tăng cường sức khỏe, dẻo dai.

TẠO DỰNG UY TÍN thông qua chia sẻ testinominal (khách hàng chứng thực)

Người dùng có xu hướng tham khảo những đánh giá, phản hồi từ những khách hàng từng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trong quá trình quyết định mua hàng của mình.

Vì vậy đừng ngần ngại đưa thêm các phản hồi từ các khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm để tăng thêm độ uy tín cho nội dung của bạn.

Mô hình PAS được áp dụng như thế nào trong thực tế

Quảng cáo nước tương Nam Dương

Problem: Các nước châu Âu đưa ra cánh báo về chất 3-MCPD vượt quá mức nồng độ cho phép trong các loại nước tương có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Agitate: Các Tổ chức Y tế thế giới, Ủy ban Khoa học thực phẩm Châu Âu và Cơ quan Kiểm soát dược phẩm, thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), đã liệt 3-MCPD vào danh mục các chất gây nguy cơ ung thư (genotoxic carcinogen) nếu sử dụng liên tục.

Solve: Nhà sản xuất đã cho ra đời loại nước tương mới, tiêu chuẩn 3 không “không màu tổng hợp – không chất tạo ngọt tổng hợp – không 3-MCPD” an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

TVC “Ăn tết ngon, nhẹ dáng son cùng Mỹ Tâm” – TeaPlus

https://www.youtube.com/watch?v=Ov3OqhfAL2g

Problem: Sợ cơ thể nặng nề vì dầu mỡ nhưng các món ngon ngày Tết lại rất khó cưỡng.
Agitate: Khi ăn những món ngon vào ngày Tết thì các món ăn đó khiến cho người ta cảm thấy ngấy, nặng nề, khó chịu với hình ảnh minh họa là những chiếc “vòng đồ ăn” trên cổ nhân vật.
Solution: Trà Olong TeaPlus xuất hiện như một vị “cứu tinh” làm biến mất cảm giác ngây ngấy, nặng nề ngày Tết . Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ OTPP giúp giảm hấp thụ chất béo.

Trên đây, Miko Tech đã giới thiệu đến bạn mô hình PAS – mô hình content marketing để viết bài chuẩn SEO.

Bên cạnh đó, Miko Tech cũng mang đến cho bạn thông tin về mô mình PAS, cách viết bài theo công thức PAS và tham khảo về mô hình PAS được ứng dụng như thế nào trong thực tế.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này hữu ích để giúp bạn viết bài chuẩn SEO. Tuy nhiên, không có một công thức nào đảm bảo được bài viết như kỳ vọng của bạn.

Không chỉ viết bài content theo mô hình PAS mà bạn còn cần chú ý đến việc thiết kế website chuyên nghiệp chuẩn UX/UI để tối ưu SEO. Điều này giúp thu hút khách hàng theo dõi bài viết của bạn lâu hơn và dẫn đến hành trình mua hàng trên bất kì website nào.

Ngoài ra, nếu bạn đang cần thuê dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ với công ty Miko Tech bằng cách gọi tới số hotline 028 3636 8805. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả mọi thắc mắc từ quý khách.



source https://mikotech.vn/mo-hinh-pas/

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Mô hình STRINGS là gì? Công thức cốt lõi viết bài PR hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều mô hình giúp viết bài hiệu quả và thuận tiện hơn. Một trong số đó có mô hình STRINGS. Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu mô hình STRINGS là gì? Công thức cốt lõi viết bài PR hiệu quả nhé!

Bài viết này sẽ mang lại thông tin về mô hình STRINGS là gì, Listicles là gì, ví dụ về bài viết Listicles, tại sao Listicles lại được yêu thích và cách dùng mô hình STRINGS và Listicles để viết bài hiệu quả.

Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao lại có Listicles? Hãy cùng bài viết giải đáp câu hỏi này nhé!

Tìm hiểu thêm các nội dung mới:

Mô hình STRINGS là gì?

STRINGS mang ý nghĩa là một chuỗi. Công thức STRINGS là một công thức với lối viết liệt kê, tổng hợp giúp đối tượng đọc bài nắm thông tin nhanh về nội dung chủ đề bạn viết, thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu.

Tuy nhiên, mô hình STRINGS hiện nay vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng và áp dụng cụ thể. Bên cạnh đó, mô hình Listicles lại có nhiều điểm tương đồng và gần giống với STRINGS. Chính vì vậy, chúng ta có thể áp dụng Listicles thay vì STRINGS.

Vậy hãy cùng tìm hiều về Listicles nhé!

Listicles là gì?

Listicles (List posts) là kiểu bài viết dưới dạng bài viết danh sách để liệt kê. Dạng listicle phổ biến nhất là một danh sách ngắn 10-20 mục dựa trên một chủ đề cụ thể.

Hiện nay, Listicles hiện đại đã được cải tiến với thông tin bổ sung xung quanh mỗi mục để làm cho danh sách hữu ích hơn.

Ví dụ về bài viết Listicles

Trước khi bạn bắt đầu viết Listicle của mình, hãy tiến hành nghiên cứu để đảm bảo chủ đề của bạn thực sự phù hợp với định dạng danh sách.

Nếu bạn tìm kiếm từ khóa của mình và thấy hầu hết các bài viết hàng đầu đang tạo “Hướng dẫn cơ bản” về chủ đề này, bạn có thể quyết định tốt hơn là nên tránh định dạng listicle.

Sau đây là một số ví dụ điển hình cho dạng bài viết Listicles:

Tại sao Listicles lại được yêu thích?

Tăng sự tò mò cho người đọc

Đa số người đọc đều ấn tượng mạnh đối với những con số. Vì thế, khi đặt tiêu đề bài viết dưới dạng một danh sách sẽ dễ dàng có được sự chú ý của người đọc hơn.

Bài viết dạng danh sách liệt kê giúp tăng sự tò mò của người đọc
Bài viết dạng danh sách liệt kê giúp tăng sự tò mò của người đọc

Theo nghiên cứu từ Conductor thì tiêu đề mà có chứa con số sẽ có khả năng tăng lượt click (nhấp chuột) 36% so với những tiêu đề không chứa con số.

Biểu đồ từ Conductor thể hiện phần trăm click chuột từ các cách đặt tiêu đề
Biểu đồ từ Conductor thể hiện phần trăm click chuột từ các cách đặt tiêu đề

Tiêu đề chứa danh sách các con số sẽ giúp cho người đọc biết được số lượng giá trị mà họ sẽ nhận được qua nội dung bài viết.

So với một tiêu đề dài toàn chữ thì với con số sẽ nổi bật hơn hẳn. Ngoài ra, các con số cũng sẽ giúp người đọc nắm được nội dung và quy mô của bài viết một cách nhanh chóng hơn.

Dễ dàng đọc lướt

Mọi người đều vội vàng. Giống như cách mà các gạch đầu dòng có thể giúp mọi người nhanh chóng quét những phần thông tin quan trọng nhất, một listicle rất dễ dàng để quét và sử dụng.

Thông thường người đọc sẽ không đọc kỹ toàn bộ một bài, trừ khi bài viết đó là vấn đề mà họ đang càn tìm hiểu kỹ. Hầu hết họ sẽ lướt đến thông tin họ cần. Vì thế, bài viết dạng danh sách sẽ rất dễ dàng để họ tìm kiếm thông tin họ cần.

Dễ viết

Từ quan điểm của người tạo nội dung, listicles cực kỳ dễ viết (đặc biệt là so với các định dạng bài đăng blog khác).

Tất cả những gì bạn cần làm là liệt kê ra 10-20 mục, điền vào một vài chỗ trống và bạn đã hoàn thành. Và tùy thuộc vào danh sách, đôi khi bạn chỉ đang quản lý và sắp xếp những thứ đã có sẵn.

Cập nhật nội dung mới dễ dàng

Nếu bạn muốn thêm một vấn đề mới, một nội dung mới, một list mới,… thì bạn đơn giản chỉ cần thêm ở cuối danh sách hiện tại và thay đổi tiêu đề.

Cách dùng Listicles trong bài viết hiệu quả

Viết một listicle rất dễ dàng. Chỉ cần mở một tài liệu trống, liệt kê một loạt các thứ và bạn đã có một listicle.

Nhưng viết một listicle thúc đẩy lưu lượng truy cập và mọi người thực sự muốn đọc thì không phải là một điều dễ dàng.

Sau đây là cách thực hiện:

Chọn một chủ đề

Nếu bạn muốn listicle của mình thu hút lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm , bạn cần chọn một chủ đề mà mọi người đang tìm kiếm.

Bởi vì các từ khóa thường đại diện cho các chủ đề nên hiện nay có rất nhiều công cụ bạn có thể dùng để nghiên cứu từ khóa như: Google Keyword Planner, Ahrefs, KeywordTool.io, SEMrush,…

Lấy Ahrefs làm ví dụ, với “Keyword Explorer(trình khám phá từ khóa) của Ahrefs thì bạn chỉ cần nhập chủ đề từ khóa mà bạn muốn nghiên cứu.

Sau đó, bạn chuyển đến báo cáo “Phrase Match” (đối sánh cụm từ) bạn sẽ thấy các ý tưởng từ khóa được sắp xếp theo khối lượng tìm kiếm hàng tháng của chúng.

Ví dụ lấy từ khóa “link building”:

Ví dụ từ khóa "link building" - backlinko.com
Ví dụ từ khóa “link building” – backlinko.com

Nếu bạn nhìn vào kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó trên Google, bạn có thể thấy rằng không có bài đăng nào dạng liệt kê được tìm thấy.

Điều này có nghĩa là từ khóa này có thể không phù hợp cho một bài đăng danh sách.

Vậy làm thế nào để biết được một từ khóa có phù hợp để viết bài dạng liệt kế hay không? Câu trả lời là hãy tìm kiếm trên Google.

Ví dụ lấy từ khóa “SEO tips” và kết quả nhận được là:

Ví dụ từ khóa "SEO tips" - backlinko.com
Ví dụ từ khóa “SEO tips” – backlinko.com

Bạn có thể thấy là trong top kết quả tìm kiếm thì đa số sẽ là dạng bài liệt kê danh sách, vì thế đối với từ khóa “SEO tips” triển khai theo dạng danh sách là phù hợp.

Đảm bảo tính có nghĩa

Không phải mọi chủ đề đều phù hợp với định dạng listicle.

Lấy một chủ đề như “SEO expert” (chuyên gia seo). Không rõ mọi người muốn hướng dẫn từng bước, danh sách mẹo hay thứ gì khác.

Bạn có thể tìm ra điều này bằng cách xem các kết quả xếp hạng hàng đầu trong Google. Bởi vì cách hoạt động của Google dựa vào việc chúng cung cấp các kết quả tìm kiếm có liên quan, các kết quả hàng đầu là một đại diện tuyệt vời cho những gì người tìm kiếm muốn xem.

Ví dụ từ khóa "SEO experts" - ahrefs.com
Ví dụ từ khóa “SEO experts” – ahrefs.com

Nhìn vào ảnh chụp màn hình ở trên, bạn có thể thấy rằng chỉ có một listicle đứng trong top 5 cho “SEO expert”. Vì phần còn lại là hướng dẫn từng bước, đây có lẽ không phải là một chủ đề hay cho người viết listicle.

Quyết định độ dài

Nói chung, số lượng các mục trong danh sách của bạn phải “khớp” với số lượng các mục trong danh sách mà bạn thấy trong số các trang xếp hạng cao nhất.

Ví dụ: kết quả hàng đầu cho “date ideas” (ý tưởng hẹn hò) là danh sách hàng trăm ý tưởng.

Ví dụ từ khóa "date ideas" - ahrefs.com
Ví dụ từ khóa “date ideas” – ahrefs.com

Trong khi đó không có kết quả nào trong số 5 kết quả hàng đầu cho “Blog tips” (mẹo viết blog) vượt quá 30.

Ví dụ từ khóa "blog tips" - ahrefs.com
Ví dụ từ khóa “blog tips” – ahrefs.com

Chọn một định dạng

Có nhiều định dạng cho bài đăng hiện nay. Nhưng sau đây là 2 dạng phổ biến nhất:

Cơ bản

Định dạng cơ bản
Định dạng cơ bản

Danh sách cơ bản ngắn và hấp dẫn với mô tả 1-2 câu cho mỗi mục danh sách. Bạn nên sử dụng định dạng này khi :

  • Danh sách dài
  • Chủ đề của bạn rất đơn giản (Giả sử bạn đang tập hợp một danh sách các ý tưởng về ngày hẹn hò. Hầu hết chúng có lẽ là những thứ đơn giản như ‘đi ăn’ hoặc ‘đi công viên’ nên bạn không cần phải viết 500 từ về mỗi thứ đó.)

Chi tiết

Định dạng chi tiết
Định dạng chi tiết

Danh sách chi tiết là danh sách các mục mà trong đó bạn mở rộng từng luận điểm bằng một vài câu hoặc đoạn văn. Sử dụng định dạng này khi:

  • Danh sách ngắn: Nếu danh sách của bạn chỉ có một vài mục, bài đăng của bạn có thể sẽ thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn nếu bạn cung cấp nhiều nội dung và chi tiết hơn về từng mục.
  • Chủ đề của bạn phức tạp (Giả sử bạn đang tập hợp một danh sách các mẹo SEO. SEO là một chủ đề phức tạp, vì vậy người đọc có thể sẽ cần lời khuyên thực tế hoặc hướng dẫn từng bước về cách thực hiện từng mẹo.)

Chọn một “góc ăn điểm”

Dưới đây là một số “góc” phổ biến của Listicles:

  • Tốt nhất: “Top 9 laptop tốt nhất 2022”
  • Dành cho người mới bắt đầu: “Cách viết content chi tiết dành cho người mới bắt đầu”
  • Kết quả cụ thể: “8 mẹo SEO tăng lượt truy cập từ công cụ tìm kiếm”
  • Lời khuyên từ chuyên gia: “7 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc”
  • Miễn phí: “Cách tải game miễn phí”

Xem thêm Cách viết content thu hút: 15 công thức, 16 bí quyết đột phá

Mặc dù bạn có thể chọn một “góc” chỉ dựa trên những gì mà bạn cảm thấy hay và thú vị nhất, nhưng tốt hơn hết bạn nên lấy cảm hứng từ các kết quả hàng đầu.

Ví dụ với từ khóa “tài khoản Canva pro” thì kết quả cho thấy “miễn phí” đang chi phối top tìm kiếm về từ khóa này.

Kết quả tìm kiếm "tài khoản canva pro"
Kết quả tìm kiếm “tài khoản canva pro”

Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng Canva Pro thì hãy nhận tài khoản Canva Pro miễn phí tại đây!

Động não để liệt kê các ý tưởng

Đưa ra thêm những ý tưởng mới và độc đáo là điều quan trọng khi viết listicle (hoặc bất kỳ nội dung nào).

Nếu những gì bạn làm là sao chép nội dung của người khác thì bài viết sẽ không được Google đánh giá cao và khó lên top tìm kiếm của Google.

Vì vậy, bạn cần có những ý tưởng của riêng mình trước khi nghĩ về những gì hiện đã có trong những bài viết khác.

Tuy nhiên, điều này không phải là điều dễ dàng, bạn cần phải trau đồi, học hỏi liên tục để nâng cao kiến thức nhằm viết bài tốt hơn.

Quyết định số lượng mục trong bài viết

Bạn cần cân nhắc số lượng các mục cho phù hợp. Bạn nên xem xét và tham khảo top 10 bài viết đầu tiên khi Google cho ra kết quả tìm kiếm để lên số lượng mục cho phù hợp.

Sắp xếp các mục của bài viết một cách hợp lý

Bạn cần nghiên cứu và lên kế hoạch về số mục mà bạn đã xác định khi tìm hiểu về từ khóa và các bài viết top đầu.

Các mục trong bài viết cần được cân nhắc và sắp xếp một cách rõ ràng và hợp lý.

Tiến hành viết bài

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ, việc cần làm bây giờ là viết một bài hoàn chỉnh.

Sau đây là 2 cách để bạn có thể bắt đầu viết một bài cho riêng mình:

  • Bạn có thể viết từ kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân.
  • Sử dụng những luận điểm từ những nguồn nghiên cứu uy tín, tin cậy và rõ ràng

Hãy cùng tìm hiểu các bước để viết một bài hoàn chỉnh là như thế nào nhé!

Bước 1: Chọn tiêu đề

Tiêu đề là phần đầu tiên và đôi khi là phần duy nhất của bài viết mà người đọc tiềm năng sẽ nhìn thấy, vì vậy điều quan trọng là phải thu hút sự chú ý của họ và lôi kéo họ đọc bài viết của bạn.

Công cụ tìm kiếm (ví dụ: Google)cơ sở dữ liệu (ví dụ: PubMed hoặc Scopus) sử dụng các từ khóa để kéo kết quả tìm kiếm lên, vì vậy nếu tiêu đề của bạn thiếu các từ khóa có liên quan, bài viết của bạn sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Điều này có nghĩa là người đọc có thể không tìm thấy bài viết của bạn hoặc ít nhất là không thể tìm thấy nó một cách dễ dàng.

Bạn có thể tạo tiêu đề bằng cách nghiên cứu insight (tiếng lòng) của người đọc, nghiên cứu từ khóa, xem xét các tiêu đề đứng đầu top tìm kiếm để chọn cho mình một tiêu đề phù hợp.

Có rất nhiều cách để viết một tiêu đề hay và một trong số đó là cách “đưa con số vào tiêu đề“. Ví dụ như:

  • Top X lý do bạn nên….
  • X cách nhanh chóng và dễ dàng để…
  • X bước đơn giản để…

Xem thêm 218+ công thức viết tiêu đề hay “giật tít” 2022

Tuy nhiên, bạn cần tránh đặt tiêu đề thổi phồng quá mức so với giá trị nội dung mà bạn mang lại. Hãy sử dụng thông tin uy tín, chất lượng để mang lại nội dung giá trị nhất cho người đọc.

Bước 2: Viết mở bài

Khi viết phần mở bài, bạn nên:

  • Viết ngắn gọn, súc tích, không dài dòng
  • Nêu bật lên lý do tại sao vấn đề này quan trọng
  • Phải chứa từ khóa ở phần này.
  • Bạn cũng có thể dẫn dắt bằng một câu chuyện

Bước 3: Viết thân bài

Khi viết thân bài, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Hãy sử dụng thẻ H2 (Heading 2) cho mỗi mục
  • Với từng mục thì nội dung phải cụ thể, rõ ràng, giải thích được cho mục đó
  • Cần có thêm những H3, H4 để làm rõ hơn, chi tiết hơn cho nội dung
  • Hình ảnh và video minh họa
  • Trích nguồn và dẫn link để người đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin

Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý:

Nhất quán trong cách viết các mục

Bạn cần thống nhất cách viết các mục trong bài viết của mình, ví dụ như: Bước 1, Bước 2, Bước 3,… hoặc 1., 2., 3., …

Việc bài viết có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp tối ưu các bước hiển thị Featured Snippets.

Featrured Snippets (Đoạn Trích Nổi Bật) là đoạn văn bản ngắn, xuất hiện đầu trên kết quả tìm kiếm Google để trả lời nhanh cho truy vấn của người tìm kiếm.

Featured snippets
Featured snippets

Vậy tại sao Featured Snippets lại quan trọng và ảnh hưởng đến SEO? Bởi vì theo một nghiên cứu của Ahrefs, họ đã phân tích 2 triệu featured snippets và nhận thấy rằng kết quả top 1 bị giảm tỷ lệ click chuột đáng kể khi có featured snippets.

Hình ảnh minh họa

Một bài viết danh sách liệt kê được xem là dễ đọc và dễ “tiêu hóa”. Nhưng chúng được cho là thậm chí còn dễ tiêu hóa hơn khi bạn chia nhỏ mọi thứ bằng hình ảnh minh họa.

Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn muốn người đọc thực sự ghi nhớ các điểm trong bài viết của bạn nhờ vào “hiệu ứng ưu việt của hình ảnh”.

Theo Wikipedia:

“Hiệu ứng ưu việt hình ảnh đề cập đến hiện tượng mà hình ảnh có nhiều khả năng được ghi nhớ hơn là từ ngữ. Hiệu ứng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau.”

Picture superiority effect (Hiệu ứng ưu thế hình ảnh)
Picture superiority effect (Hiệu ứng ưu thế hình ảnh)

(“The picture superiority effect refers to the phenomenon in which pictures and images are more likely to be remembered than words. This effect has been demonstrated in numerous experiments using different methods.”)

Bước 4: Viết kết bài

Tuy rằng giá trị chính của bài viết Listicles là danh sách liệt kê nhưng không có nghĩa là bạn bỏ qua phần kết bài.

Việc bạn trau chuốt bài viết của mình từ đầu đến kết sẽ khiến người đọc ấn tượng và bài viết của mình cũng trở nên hay hơn.

Ở phần kết bài, bạn có thể viết tóm tắt nội dung toàn bài, nhấn mạnh các điểm chính và quan trọng. Việc này sẽ gợi nhớ cho người đọc về nội dung của bài viết và nếu họ cảm thấy nội dung có ích cho họ thì họ có thể chia sẻ cho mọi người.

Trên đây, Miko Tech đã giúp các bạn tìm hiểu về mô hình STRINGS là gì? Công thức cốt lõi viết bài PR hiệu quả.

Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp thêm thông tin về mô hình STRINGS là gì, Listicles là gì, ví dụ về bài viết Listicles, tại sao Listicles lại được yêu thích và cách dùng mô hình STRINGS và Listicles để viết bài hiệu quả.

Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích để giúp các bạn viết bài hiệu quả hơn trong tương lai!



source https://mikotech.vn/mo-hinh-strings/

Mô hình ADDIE, 5 giai đoạn và ứng dụng trong thiết kế chương trình đào tạo

Mô hình ADDIE được biết đến là mô hình thiết kế chương trình đào tạo được sử dụng phổ biến. Khi áp dụng ADDIE, bài giảng sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Hãy để Miko Tech giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình ADDIE và ứng dụng trong thiết kế chương trình đào tạo nhé!

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin chi tiết về mô hình thiết kế giảng dạy là gì, mô hình ADDIE là gì, lịch sử phát triển, 5 giai đoạn, ưu nhược điểm và làm thế nào để triển khai mô hình ADDIE hiện nay.

Xem thêm các nội dung liên quan:

Định nghĩa mô hình thiết kế giảng dạy và đặc điểm

Mô hình thiết kế giảng dạy là gì?

Mô hình thiết kế giảng dạy cung cấp các hướng dẫn để tổ chức các tình huống sư phạm phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu giảng dạy.

Thiết kế giảng dạy có thể được định nghĩa là thực hành tạo ra các trải nghiệm giảng dạy để giúp tạo điều kiện học tập hiệu quả nhất.

Mô hình thiết kế giảng dạy
Mô hình thiết kế giảng dạy

Driscoll & Carliner (2005) nói rằng “thiết kế không chỉ là một quá trình; quá trình đó, và sản phẩm kết quả, đại diện cho một khuôn khổ của tư duy“.

Mô hình thiết kế giảng dạy dựa trên các kịch bản sư phạm. Mục đích là giúp người hướng dẫn đạt được các mục tiêu đào tạo khác nhau, để học viên có thể tiếp thu kiến ​​thức.

Vì vậy, khi những nhà thiết kế giảng dạy cần xác định các bước của quy trình đào tạo như thế nào thì họ sẽ nghiên cứu các mô hình thiết kế giảng dạy. Các mô hình này giúp các nhà đào tạo và giáo dục hướng dẫn và lập kế hoạch cho quá trình tổng thể.

Hiện nay, có hơn 20 phương pháp thiết kế giảng dạy thường được chấp nhận. Sau đây là một số phương pháp phổ biến nhất:

  • Mô hình ADDIE
  • Mô hình TPACK
  • Mô hình Kirkpatrick
  • Mô hình Dick and Carey
  • Social Learning Theory: Albert Bandura (Thuyết học tập xã hội)
  • Flipped Classroom (lớp học bị lật)
  • Assure

Xem thêm: Instructional Design Models (Danh sách các mô hình thiết kế giảng dạy phổ biến và chấp nhận rộng rãi)

https://ift.tt/gaE8sqS

Đặc điểm của mô hình thiết kế giảng dạy

Đặc điểm mô hình thiết kế giảng dạy
Đặc điểm mô hình thiết kế giảng dạy

Theo Branch và Merrill (2002), có một số đặc điểm cần có trong tất cả các mô hình thiết kế giảng dạy:

  • Thiết kế giảng dạy lấy người học làm trung tâm: Người học và hiệu suất của họ là trọng tâm.
  • Thiết kế giảng dạy hướng tới mục tiêu: Các mục tiêu được xác định rõ ràng là điều cần thiết.
  • Thiết kế hướng dẫn tập trung vào hiệu suất trong thế giới thực: Giúp người học thực hiện các hành vi mà họ sẽ mong đợi trong thế giới thực.
  • Thiết kế giảng dạy tập trung vào các kết quả có thể được đo lường một cách đáng tin cậy và hợp lệ: Việc tạo ra các công cụ đo lường hợp lệ và đáng tin cậy là điều cần thiết.
  • Thiết kế giảng dạy là theo kinh nghiệm. Dữ liệu là trung tâm của quá trình.
  • Thiết kế hướng dẫn thường là một nỗ lực của cả đội ngũ. Quá trình này thường liên quan đến làm việc theo nhóm.

Mô hình ADDIE là gì?

ADDIE là một khuôn mẫu thiết kế hệ thống giảng dạy – Instructional Systems Design (ISD) mà nhiều nhà thiết kế hệ thống giảng dạy và nhà phát triển đào tạo sử dụng để phát triển các khóa học.

(ADDIE is an instructional systems design (ISD) framework that many instructional designers and training developers use to develop courses. – Wikipedia)

Mô hình ADDIE
Mô hình ADDIE

ADDIE được viết tắt từ 5 chữ cái đầu của 5 từ:

  • Analysis (phân tích)
  • Design (thiết kế)
  • Development (phát triển)
  • Implementation (thực hiện)
  • Evaluation (đánh giá)

Mô hình ADDIE dựa trên mỗi giai đoạn được thực hiện theo thứ tự nhất định nhưng tập trung vào phản ánh và lặp lại. Mô hình cung cấp cho bạn cách tiếp cận tập trung, hợp lý, cung cấp phản hồi để cải tiến liên tục.

Hầu hết các mô hình ISD (thiết kế hệ thống giảng dạy) hiện tại là các biến thể của mô hình ADDIE. Các mô hình khác bao gồm các mô hình Dick và Carey và Kemp ISD.

Bên cạnh đó, Lý thuyết giảng dạy cũng rất quan trọng trong việc thiết kế tài liệu giảng dạy. Chúng bao gồm chủ nghĩa hành vi, chủ nghĩa kiến ​​tạo, học tập xã hội và chủ nghĩa nhận thức.

Lịch sử phát triển của mô hình ADDIE

Khái niệm Instuctional Design (ID)Thiết kế giảng dạy có thể bắt nguồn từ đầu những năm 1950. Nhưng phải đến năm 1975, mô hình ADDIE mới được thiết kế.

Ban đầu được phát triển cho Quân đội Hoa Kỳ bởi Trung tâm Công nghệ Giáo dục tại Đại học Bang Florida, ADDIE sau đó đã được triển khai trên tất cả các chi nhánh của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ.

Mô hình ADDIE dựa trên một mô hình ID (thiết kế giảng dạy) trước đó (phương pháp tiếp cận năm bước), được phát triển bởi Không quân Hoa Kỳ.

Mô hình ADDIE vẫn giữ lại tính năng năm bước này và do cấu trúc phân cấp của các bước, người ta phải hoàn thành quy trình theo kiểu tuyến tính, hoàn thành một giai đoạn trước khi bắt đầu giai đoạn tiếp theo.

So với phiên bản ban đầu thì phiên bản hiện tại đã được thực hiện một số sửa đổi trong những năm qua. Điều này đã làm cho mô hình ADDIE trở nên tương tác và năng động hơn.

Vào giữa những năm 1980, phiên bản tương tự như phiên bản hiện tại đã xuất hiện. Ngày nay, ảnh hưởng của mô hình ADDIE có thể được nhìn thấy trên hầu hết các mô hình thiết kế giảng dạy đang được sử dụng.

5 giai đoạn của mô hình ADDIE

A – Analysis (Phân tích)

Giai đoạn Phân tích có thể được coi là “Giai đoạn Thiết lập Mục tiêu”. Trọng tâm của nhà thiết kế giảng dạy trong giai đoạn này là đối tượng mục tiêu.

Giai đoạn phân tích trong mô hình ADDIE
Giai đoạn phân tích trong mô hình ADDIE

Cũng chính tại đây, chương trình phù hợp với mức độ kiến thức và kỹ năng của mỗi học sinh hoặc người tham gia khóa học sẽ được thể hiện.

Điều này nhằm đảm bảo rằng những gì họ đã biết sẽ không bị trùng lặp và thay vào đó, trọng tâm sẽ là các chủ đề và bài học mà người học chưa khám phá và học hỏi. Trong giai đoạn này, người giảng dạy cần phân biệt giữa những gì học viên đã biết và những gì họ nên biết sau khi hoàn thành khóa học.

Trong giai đoạn phân tích, vấn đề giảng dạy được làm rõ, các mục tiêu giảng dạy được thiết lập và môi trường học tập cũng như kiến ​​thức và kỹ năng hiện có của người học được xác định.

Sau đây là một số câu hỏi được giải quyết trong giai đoạn phân tích với cách áp dụng quy tắc “5W-1H“:

  • Who? Ai tham gia vào chương trình đào tạo?
  • What? Chương trình đào tạo sẽ nói về cái gì?
  • Why? Tại sao lại làm điều này?
  • When? Khi nào sẽ tiến hành?
  • Where? Tổ chức chương trình đào tạo ở đâu? (trực tuyến hay trực tiếp)
  • How? Làm thế nào để đạt được điều này?

D – Design (Thiết kế)

Giai đoạn thiết kế xác định tất cả mục tiêu, các công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu suất các bài kiểm tra khác nhau, phân tích chủ đề, lập kế hoạch và nguồn lực.

Trong giai đoạn thiết kế, trọng tâmmục tiêu, nội dung học tập, phân tích chủ đề, bài tập, lập kế hoạch bài học, các công cụ đánh giá được sử dụng và lựa chọn phương tiện truyền thông.

Giai đoạn thiết kế của mô hình ADDIE
Giai đoạn thiết kế của mô hình ADDIE

Giai đoạn thiết kế cần có hệ thống và cụ thể. Hệ thống có nghĩa là một phương pháp hợp lý, có trật tự để xác định, phát triển và đánh giá một tập hợp các chiến lược đã hoạch định nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.

Cụ thể có nghĩa là mỗi yếu tố của kế hoạch thiết kế giảng dạy cần phải được thực hiện với sự chú ý một cách chi tiết.

Cách tiếp cận có hệ thống này đảm bảo rằng mọi thứ nằm trong một chiến lược hợp lý và có kế hoạch để đạt được những mục tiêu cuối cùng của dự án.

Đây là các bước được sử dụng cho giai đoạn thiết kế:

  • Tài liệu về chiến lược thiết kế giảng dạy, hình ảnh và kỹ thuật của dự án
  • Áp dụng các chiến lược giảng dạy theo kết quả hành vi dự kiến ​​theo lĩnh vực (nhận thức, tình cảm, tâm lý).
  • Tạo bảng phân cảnh (storyboard)
  • Thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng
  • Tạo mẫu thử nghiệm hay nguyên mẫu (prototype)
  • Áp dụng thiết kế trực quan (thiết kế đồ họa)

Trong giai đoạn thiết kế, các nhà thiết kế giảng dạy cần xác định:

  • Các loại phương tiện nào sẽ được sử dụng (âm thanh, video và đồ họa)? Có cần tự tạo tài liệu không hay sử dụng các nguồn từ bên thứ ba?
  • Cần có nhiều nguồn lực khác nhau để hoàn thành dự án. Bạn có thể sử dụng những nguồn lực sẵn có nào để hoàn thành dự án?
  • Mức độ và các loại hoạt động sẽ được tạo ra trong quá trình nghiên cứu. Nó sẽ mang tính cộng tác, tương tác hay trên cơ sở tình nguyện của mỗi người tham gia?
  • Sử dụng cách tiếp cận giảng dạy của người dạy, làm thế nào để thực hiện các phần của dự án (tức là theo behaviorist – chủ nghĩa hành vi, constructivist – thuyết kiến tạo)?
  • Khung thời gian cho mỗi hoạt động. Cần bao nhiêu thời gian để mỗi nhiệm vụ và việc học tập sẽ được triển khai ( tương ứng với mỗi bài học, chương, mô-đun, v.v.)? Các chủ đề có yêu cầu một tiến trình tuyến tính (tức là từ dễ đến khó) không?
  • Các quá trình nhận thức khác nhau mà những người học cần để đạt được các mục tiêu của dự án. Các kỹ năng nhận thức mà người học cần có để đạt được mục tiêu học tập của dự án là gì?
  • Làm thế nào để kiểm tra được người học đã đạt được kiến thức và kỹ năng? Phương pháp áp dụng là gì?
  • Lộ trình của dự án cần được ghi lại trên giấy. Bởi vì nó sẽ giúp cho người thiết kế giảng dạy có một bản đồ ghi lại các hoạt động và xem xét chúng có phù hợp với dự án không?
  • Nếu dự án giảng dạy sẽ dựa trên nền tảng trang web thì giao diện người dùng sẽ trông như thế nào? ạn đã có ý tưởng về trang web sẽ trông như thế nào chưa?
  • Cách thức feedback (phản hồi) nào sẽ được sử dụng để biết được người học có thể hiểu được các bài học hay không?
  • Bởi vì người học có nhiều phương thức và cách học khác nhau nên phương pháp nào sẽ đảm bảo phù hợp với những người học? Cần thiết kế dự án đào tạo như thế nào để thu hút nhiều nhất người học?
  • Bạn sẽ tùy chọn sự đa dạng trong cách truyền tải và phương tiện truyền thông như thế nào?
  • Xác định ý tưởng chủ đạo của dự án (hoạt động đào tạo).

D – Development (Phát triển)

Giai đoạn Phát triển là giai đoạn bắt đầu sản xuất và thử nghiệm phương pháp luận đang được sử dụng trong dự án.

Giai đoạn phát triển của mô hình ADDIE
Giai đoạn phát triển của mô hình ADDIE

Trong giai đoạn này, các nhà thiết kế sử dụng dữ liệu thu thập được từ hai giai đoạn trước và sử dụng thông tin này để tạo ra một chương trình sẽ chuyển tiếp những gì cần dạy cho những người tham gia.

Nếu hai giai đoạn trước yêu cầu lập kế hoạch và động não, thì giai đoạn Phát triển là tất cả về việc đưa nó vào hành động. Giai đoạn này bao gồm ba nhiệm vụ, đó là soạn thảo, sản xuất và đánh giá.

Các nhà phát triển tạo và tập hợp các nguồn nội dung đã được tạo trong giai đoạn thiết kế. Các lập trình viên làm việc để phát triển và tích hợp các công nghệ.

Người kiểm tra (tester) thực hiện quá trình gỡ lỗi (debug). Dự án được xem xét và sửa đổi theo bất kỳ phản hồi nào được đưa ra.

Do đó, giai đoạn phát triển liên quan đến việc tạo và kiểm tra kết quả học tập. Giai đoạn này nhằm mục đích giải quyết các câu hỏi sau:

  • Khung thời gian có được tuân thủ không? Tài liệu có được tạo theo đúng lịch trình dự kiến không?
  • Bạn có thấy tinh thần làm việc nhóm giữa những người tham gia khác nhau không? Các thành viên có làm việc nhóm hiệu quả không?
  • Mỗi thành viên có đóng góp tối đa khả năng của họ hay không?
  • Các tài liệu có được tạo ra đúng yêu cầu và dự định không?

I – Implementation (Thực hiện)

Giai đoạn thực hiện phản ánh sự sửa đổi liên tục của chương trình để đảm bảo thu được hiệu quả tối đa và kết quả tích cực.

Giai đoạn thực hiện của mô hình ADDIE
Giai đoạn thực hiện của mô hình ADDIE

Đây là nơi các nhà thiết kế giảng dạy cố gắng thiết kế lại, cập nhật và chỉnh sửa khóa học để đảm bảo rằng khóa học có thể được phân phối một cách hiệu quả.

“Tuân theo quy trình” là từ khóa ở giai đoạn này. Các nhà thiết kế giảng dạy và người học sẽ làm việc cùng nhau để thiết kế có được những đánh giá liên tục.

Vì giai đoạn này thu được nhiều phản hồi cả từ người thiết kế và người tham gia, nên có thể học hỏi và giải quyết được nhiều điều.

Các nhà thiết kế đóng một vai trò rất tích cực trong giai đoạn này, điều này rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Các nhà phát triển nên phân tích, thiết kế lại và cải tiến sản phẩm một cách nhất quán để đảm bảo cung cấp sản phẩm hiệu quả.

Việc giám sát tỉ mỉ là điều bắt buộc. Khi người hướng dẫn và người học đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện, các sửa đổi tức thời có thể được thực hiện đối với dự án, do đó làm cho chương trình hiệu quả và thành công hơn.

Sau đây là các ví dụ về những gì có thể được xác định:

  • Tư vấn về phương pháp lưu trữ hồ sơ, cũng như dữ liệu thực tế mà bạn muốn khai thác từ trải nghiệm của người học khi tham gia vào dự án.
  • Phản hồi cảm xúc của người dạy và người học đối như thế nào trong quá trình thực hiện dự án? Họ thực sự quan tâm, háo hức, chỉ trích hay phản đối?
  • Khi dự án được tiến hành, bạn có thấy rằng các nhà thiết kế giảng dạy có thể nắm bắt chủ đề ngay lập tức hay họ cần trợ giúp?
  • Cách bạn sẽ đối phó với lỗi có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm? Nếu sau khi trình bày các hoạt động của dự án nhưng mọi việc không diễn ra theo như kế hoạch thì phải làm gì?
  • Bạn có chuẩn bị công cụ dự phòng trong trường hợp thất bại ban đầu của dự án không? Khi các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề khác phát sinh, bạn có chiến lược dự phòng không?
  • Việc thử nghiệm sẽ thực hiện ở quy mô nhỏ hay quy mô lớn?
  • Khi nhóm sinh viên nhận được tài liệu, họ có thể làm việc độc lập hay cần phải có sự hướng dẫn?

E – Evaluation (Đánh giá)

Giai đoạn cuối cùng của mô hình ADDIE là Đánh giá. Đây là giai đoạn mà dự án đang được kiểm tra tỉ mỉ cuối cùng về (cái gì, bằng cách nào, tại sao, khi nào,..) của những việc đã hoàn thành (hoặc không hoàn thành) của toàn bộ dự án.

Giai đoạn đánh giá trong mô hình ADDIE
Giai đoạn đánh giá trong mô hình ADDIE

Giai đoạn này có thể được chia thành hai phần: Formative (Đánh giá quá trình) và Summative (đánh giá kết quả). Đánh giá ban đầu thực sự xảy ra trong giai đoạn phát triển.

Đánh giá quá trình (formative) xảy ra trong khi đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm (implementation), trong khi đánh giá kết quả (summative) xảy ra ở cuối chương trình đào tạo.

Mục tiêu chính của giai đoạn đánh giá là xác định xem các mục tiêu đã được đáp ứng chưa và thiết lập những gì sẽ được yêu cầu trong tương lai để nâng cao hiệu quả và tỷ lệ thành công của dự án.

Mọi giai đoạn của mô hình ADDIE đều liên quan đến việc đánh giá quá trình. Đây là một thành phần đa chiều và thiết yếu của mô hình ADDIE. Đánh giá được thực hiện trong suốt giai đoạn thực hiện với sự hỗ trợ của người dạy và người học. 

Sau khi quá trình thực hiện một khóa học hoặc chương trình kết thúc, một đánh giá kết quả được thực hiện để cải thiện việc giảng dạy. 

Trong suốt giai đoạn đánh giá, nhà thiết kế chương trình đào tạo phải xác định xem các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo có được giải quyết hay không và liệu rằng các mục tiêu mong muốn có được đáp ứng hay không.

Mặc dù thường bị bỏ qua do hạn chế về mặt thời gian và lý do tiền bạc, đánh giá (evaluation) là một bước thiết yếu của mô hình ADDIE vì nó nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau:

  • Xác định các hạng mục sẽ được thiết lập để đánh giá hiệu quả của dự án (cải thiện học tập, tăng động lực, …) Hiệu quả của dự án sẽ được xác định dựa trên những yếu tố hoặc tiêu chí nào?
  • Xác định cách bạn sẽ triển khai quá trình thu thập dữ liệu, cũng như thời gian thực hiện hiệu quả. Khi nào dữ liệu liên quan đến hiệu quả tổng thể của dự án sẽ được thu thập và làm thế nào để thu thập?
  • Xác định hệ thống phân tích phản hồi của người tham gia đào tạo.
  • Xác định phương pháp sẽ được sử dụng nếu một số phần của dự án cần được thay đổi trước khi phát hành rộng rãi. Dựa trên cơ sở nào bạn sẽ đi đến quyết định sửa đổi các khía cạnh nhất định của dự án trước khi thực hiện đầy đủ?
  • Xác định phương pháp có thể quan sát được độ tin cậy và tính giá trị của nội dung.
  • Xác định phương pháp mà có hướng dẫn rõ ràng. Làm thế nào để đánh giá sự rõ ràng của các hướng dẫn?
  • Xác định phương pháp mà bạn có thể phân tích phản ứng của những người tham gia dự án.
  • Xác định ai sẽ nhận được kết quả cuối cùng của bạn liên quan đến dự án. Ai sẽ chuẩn bị báo cáo về kết quả đánh giá?

Ưu và nhược điểm của mô hình ADDIE

Ưu và nhược điểm của mô hình ADDIE - waterbearlearning.com
Ưu và nhược điểm của mô hình ADDIE – waterbearlearning.com

Ưu điểm của mô hình ADDIE

  • Mô hình được sử dụng phổ biến và được chấp nhận rộng rãi
  • Mô hình được chứng minh là có hiệu quả đối với việc học tập của con người
  • ADDIE là nền tảng cho các mô hình học tập khác
  • Mô hình ADDIE dễ dàng đo lường thời gian và chi phí

Nhược điểm của mô hình ADDIE

  • Mô hình ADDIE là một quy trình tuyến tính cứng nhắc phải được tuân theo thứ tự
  • Tốn thời gian và tốn kém
  • Không linh hoạt để thích ứng với những thay đổi dự án không lường trước được
  • Không cho phép thiết kế lặp đi lặp lại

Làm thế nào để triển khai Mô hình ADDIE ngày nay?

Trello

Một trong những cách tốt nhất để quản lý mô hình ADDIE là một công cụ phần mềm như Trello.

Trello sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp có cấu trúc để theo dõi chuyển động giữa các giai đoạn và đó cũng là một cách hay để ghi lại bất kỳ sự phát triển nào từ mỗi giai đoạn.

Bảng Kanban trong Trello
Trello và bảng Kanban

Điều này đặc biệt quan trọng nếu có nhiều nhà thiết kế giảng dạy làm việc trong một dự án. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bảng trắng kiểu cũ và kết hợp post-it (giấy ghi chú)! Đây là một ví dụ về bảng kanban được thiết lập cho ADDIE từ Trello.

Storyboarding (bảng phân cảnh)

Bảng phân cảnh (storyboarding) với Powerpoint
Bảng phân cảnh (storyboarding) với Powerpoint

Powerpoint là một công cụ hiệu quả để tạo Storyboarding nhanh chóng và dễ dàng. Powerpoint giúp lên kịch bản cho chương trình và tạo mẫu tài liệu đơn giản và có thể chuyển đổi vào các công cụ khác.

LMS

Hệ thống quản lý học tập (LMS) giúp dễ dàng tải lên (hoặc tạo) nội dung khóa học và đào tạo cho người học.

Với các tính năng như báo cáo mức độ tiếp thu, hoàn thành và hiệu suất, LMS cho phép người sử dụng quản lý ghi danh và thiết lập deadline để tuân thủ kế hoạch và lịch trình đào tạo.

Hệ thống quản lý học tập LMS
Hệ thống quản lý học tập LMS

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tạo các cuộc khảo sát để lấy phản hồi từ người học trong suốt khóa học để theo dõi và cập nhật.

Tất cả thông tin này sẽ được đưa trở lại giai đoạn phân tích (Analytic) để liên tục cải thiện nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho chương trình đào tạo.

Xem thêm các mô hình khác như Mô hình STRINGS là gì?Mô hình AIDA là gì?

Thông qua bài viết này, Miko Tech đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình ADDIE và ứng dụng trong thiết kế chương trình đào tạo.

Hy vọng rằng những thông tin về mô hình thiết kế giảng dạy là gì, mô hình ADDIE là gì, lịch sử phát triển, 5 giai đoạn, ưu nhược điểm và làm thế nào để triển khai mô hình ADDIE hiện nay có thể giúp bạn dễ dàng học tập và ứng dụng nhé!



source https://mikotech.vn/mo-hinh-addie/

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento

Magento là mã nguồn mở được đánh giá cao trong việc xây dựng các website thương mại điện tử. Với nhiều lợi thế nổi bật, Magento hứa hẹn sẽ giúp cho website của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về khía cạnh này thì hãy cùng Miko Tech tham khảo bài viết Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento sau đây.

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn khái niệm của Magento, đối tượng nên tìm hiểu Magento, ưu nhược điểm khi sử dụng Magento cũng như những tính năng cơ bản, thành phần cấu trúc của nó. Cùng tìm hiểu nhé!

Magento là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Magento là một loại mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng và mô hình MVC (Modal-View-Controller) chuyên nghiệp. Hiện nay, Magento được dùng chủ yếu để xây dựng nên các website thương mại điện tử.

Magento - Mã nguồn mở dành cho các website thương mại điện tử
Magento – Mã nguồn mở dành cho các website thương mại điện tử

Có 2 phiên bản Magento mà bạn có thể lựa chọn:

  • Magento Open Source: là phiên bản mã nguồn mở được tải xuống miễn phí của Magento. Vì là bản không mất phí nên sẽ bị giới hạn nhiều tính năng.
  • Magento Commerce: là phiên bản trả phí của Magento có đầy đủ các tính năng nổi bật và bản chất được nâng cấp, cải tiến tốt hơn về mọi khía cạnh.

Một số website thương mại điện tử đang sử dụng Magento ở Việt Nam: CellphoneS, Di Động Việt, CGV, Vua Nệm, Kidsplaza, Canifa,…

Đối tượng nên tìm hiểu về Magento là ai?

Magento là một mã nguồn được dùng chủ yếu để thiết kế website thương mại điện tử. Vậy nên, nó sẽ phù hợp với đối tượng sở hữu website dạng này hoặc đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngoài ra, nếu bạn đang kinh doanh và có ý định đưa cửa hàng lên website thương mại điện tử thì cũng nên tìm hiểu kỹ. Điều này sẽ giúp ích cho các hoạt động kinh doanh online của bạn đạt được hiệu quả hơn.

Magento được đánh giá là khá dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu quy mô doanh nghiệp trở nên lớn mạnh hơn, dữ liệu phải xử lý nhiều hơn thì bạn phải nâng cấp hệ thống. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp cần nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài.

Ưu điểm khi sử dụng Magento trong thiết kế website

Tính linh hoạt cao

Magento cung cấp đầy đủ các tính năng đa dạng từ quản lý sản phẩm, thông tin khách hàng cho đến các chiến lược Marketing.

Ngoài ra, vốn là một loại mã nguồn mở nên khi sử dụng Magento, bạn có thể điều chỉnh, thêm bớt các nội dung, tính năng hữu ích, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn định hướng website của mình theo chuyên nghiệp, lâu dài thì nên chọn phiên bản Magento Commerce để được cung cấp, hỗ trợ những tính năng nâng cao đặc biệt khác.

An toàn và bảo mật

Magento có độ bảo mật cao
Magento có độ bảo mật cao

Các phiên bản Magento 2 được đánh giá có độ bảo mật an toàn cao, đặc biệt là Magento Commerce. Điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ được an toàn tuyệt đối, không sợ bị rò rỉ thông tin khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử.

Thân thiện với SEO

Magento có nhiều tính năng thân thiện với SEO, giúp website của bạn có thể tối ưu được trên các công cụ tìm kiếm. Magento cho phép bạn có thể tạo, tìm kiếm URL đồng thời hỗ trợ các vấn đề liên quan đến SEO như: từ khóa, thẻ meta, tiêu đề,…

Tốc độ load trang nhanh

Thương mại điện tử là loại website có chứa rất nhiều nội dung và hình ảnh. Khi truy cập, người dùng có nhu cầu thực hiện các thao tác và chuyển đổi qua lại nhanh chóng. Nếu tốc độ chậm sẽ dẫn đến họ lập tức thoát trang và chuyển sang một website mới.

Tốc độ load trang nhanh chóng
Tốc độ load trang nhanh chóng

Vậy nên, để hạn chế điều đó xảy ra, Magento đã không ngừng cải thiện tốc độ trang với mong muốn giúp doanh nghiệp tăng lưu lượng truy cập đồng thời giữ chân khách hàng ở lại website mua sắm lâu hơn.

Thân thiện với thiết bị di động

Cả 2 phiên bản Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (có phí) đều được kết hợp với ngôn ngữ lập trình HTML5. Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tăng độ thân thiện với thiết bị di động, tối đa hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng.

Các tính năng, giao diện, tốc độ load trang,… được đánh giá có độ tương thích hoàn hảo trên thiết bị di động. Magento có hỗ trợ responsive nên không chỉ thiết bị di động mà website còn được hiển thị tốt, rõ ràng trên đa dạng các loại thiết bị từ PC, laptop, tablet,…

Tích hợp nhiều dịch vụ, nền tảng

Khi sử dụng Magento cho các website thương mại điện tử, các chủ cửa hàng có thể thêm các công cụ như Google Analytics để theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, bạn cũng dễ dàng tích hợp với nhiều nền tảng, dịch vụ do bên thứ ba cung cấp như: eBay, PayPal, Mail Chimp,…

Một số nhược điểm của Magento

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nổi trội thì Magento cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý kỹ.

Chi phí đắt

Quyết định đầu tư Magento vào website sẽ tốn của bạn rất nhiều chi phí. Đặc biệt là đối với phiên bản Magento Commerce, bạn có thể phải bỏ ra khoảng từ 14.000 – 50.000USD/năm để duy trì sử dụng website.

Trái ngược với đó, phiên bản Magento Open Source tuy được miễn phí nhưng bù lại, bạn phải bỏ ra thời gian, công sức một cách đáng kể.

Kén hosting

Khi sử dụng Magento, bạn cần lưu trữ nó trên một máy chủ chuyên dụng. Để thực hiện tốt điều này, bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí cho nhà cung cấp chuyên lưu trữ Magento.

Tuy nhiên, không phải hosting nào cũng có thể sử dụng cho Magento. Nếu muốn website hoạt động, vận hành ổn định, hiệu quả, bạn cần lựa chọn hosting sao cho phù hợp nhất.

Thời gian triển khai lâu

Khi bắt đầu một dự án Magento sẽ phải cần từ 3 – 12 tháng để có thể hoàn thành một cách hoàn chỉnh.

Trong thời đại công nghệ số không ngừng thay đổi liên tục, điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số bất lợi trong cập nhật xu hướng dẫn đến có phần thua thiệt đối thủ cạnh tranh.

Những tính năng cơ bản của Magento

Các tính năng Magento
Các tính năng Magento
  • Magento cho phép người dùng có thể đăng tải đa dạng các thông tin, hình ảnh sản phẩm, chủ động trong các khâu quản lý đánh giá, danh mục sản phẩm yêu thích của khách hàng, quản lý hàng tồn kho,…
  • Người dùng, khách hàng có thể tạo 1 hoặc nhiều tài khoản trên website và chủ động quản lý mọi vấn đề như: giỏ hàng, lịch sử giao dịch,…
  • Magento cho phép người dùng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm thông qua các danh mục có sẵn. Bên cạnh đó, họ còn được hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm trên Sitemap.
  • Người dùng dễ dàng theo dõi thông tin liên quan đến các vấn đề nhập kho, xuất kho và quản lý số lượng hàng tồn.
  • Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm, đặt hàng và thanh toán với nhiều hình thức khác nhau như: tiền mặt, thẻ ngân hàng, tín dụng, ví điện tử,…
  • Magento cung cấp nhiều tính năng, phương thức theo dõi, liên hệ với khách hàng như: email, form, thông báo, chatbox,…
  • Magento hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cùng đơn vị tiền tệ khác nhau, giúp cho các giao dịch không bị giới hạn trong một khu vực nhất định.
  • Magento còn cung cấp nhiều công cụ marketing cho hoạt xúc tiến, thúc đẩy bán hàng như: vourcher, mã giảm giá, khuyến mãi,…

Ngoài ra, Magento còn mang đến nhiều điểm vượt trội khác như: so sánh sản phẩm, phân loại sản phẩm dựa trên đặc tính, tích hợp sẵn SEO, tìm kiếm nâng cao, đồng hóa dữ liệu,…

Cấu trúc trong Magento

Cấu trúc trong Magento được chia thành 2 loại chủ yếu là: Cấu trúc thư mục và cấu trúc Module.

Cấu trúc thư mục

Dưới đây là những thư mục có trong Magento:

  • 404: Thư mục này trong Magento được dùng để chứa các template và skin 404
  • app: Đây là một thư mục chứa tất cả các phần như: code (modules), template, ngôn ngữ, file cấu hình, theme và cài đặt mặc định của hệ thống.
  • downloader: Thư mục downloader dùng để cài đặt cũng như cấp Magento, kể cả khi không dùng SSH.
  • js: Thư mục chứa mã javascript.
  • lib: Thư mục chứa thư viện của nhà phát triển.
  • media: Thư mục chứa các file được tải lên trên hệ thống như: ảnh, video, tài liệu,…
  • pkginfo: Thư mục chứa các thông tin chi tiết về các gói cài đặt Magento.
  • report: Thư mục này chứa các báo cáo để hệ thống dùng mỗi khi gặp lỗi.
  • skin: Thư mục dùng để thiết kế theme, packages, templates. Các phần có trong thư mục skin: file css, image, javascript.
  • var: Thư mục var là nơi được dùng để chứa tệp, file của session, bộ nhớ catche, dữ liệu import, export.

Cấu trúc Module

Cấu trúc Module Magento được chia chủ yếu thành 2 phần: code và template.

  • Code: đóng vai trò xác định những hành động mà module sẽ tương tác với database.
  • Template: dựa vào code mà template sẽ thực hiện bố trí giao diện cho module.

Những thành phần trong Code của Template:

  • Block: Đây là nơi để download dữ liệu hay điều chỉnh dữ liệu từ database trước khi mà chúng được hiển thị ra ở template.
  • Controller: Thành phần này có vai trò nhận yêu cầu từ người dùng thông qua http, sau đó sẽ chuyển đến các lớp xử lý khác.
  • Etc: Phần etc sẽ bao gồm các file xml để config cho module. Một lưu ý là tùy theo module mà các file xml sẽ có sự khác nhau.
  • Helper: Khi cho vào các helper class thì các hàm được định nghĩa trong helper có thể sẽ được gọi ở bất kỳ nơi nào. Đây là nơi dùng để chứa các “công cụ” giúp cho quá trình lập trình sẽ trở nên dễ dàng hơn
  • Module: Thành phần chứa các câu lệnh để truy vấn trực tiếp với các cơ sở dữ liệu.
  • Sql: Sql thường bao gồm các câu lệnh sql dùng để tạo bảng vàng, thực hiện tương tác thay đổi dữ liệu,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Magento mà Miko Tech muốn gửi đến bạn thông qua bài viết Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento.

Qua đây, bạn sẽ hiểu được khái niệm về Magento, biết được đối tượng nào nên tìm hiểu về Magento, ưu nhược điểm khi sử dụng cũng như một số tính năng cơ bản, thành phần cấu trúc của nó.

Hy vọng những gì vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và quản lý các website sử dụng mã nguồn mở Magento. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo đến từ Miko Tech nhé.



source https://mikotech.vn/magento-la-gi/

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

User Flow là gì? 6 bước tạo User Flow thân thiện với người dùng

User Flow là một yếu tố cần được xây dựng và thống nhất mỗi khi bắt đầu thiết kế website. Vậy bạn đã hiểu rõ toàn bộ khái niệm này chưa? Bạn có hình dung được nó hoạt động như nào không?

Hãy để Miko Tech giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua bài viết User Flow là gì? 6 bước tạo User Flow thân thiện với người dùng sau đây nhé!

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn về khái niệm của User Flow, biểu đồ User Flow, lý giải tại sao bạn nên sử dụng User Flow cũng như những bước cần thiết để thiết kế nên một User Flow thân thiện với người dùng. Giờ thì cũng tìm hiểu thôi nào!

User Flow là gì?

User Flow là một hình thức giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.

Khái niệm User Flow
Khái niệm User Flow

Bằng cách chủ động trong dịch vụ khách hàng, User Flow có tác dụng giúp khách hàng không phải bị loay hoay khi tiếp cận sản phẩm, dịch vụ cũng như xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi của họ.

Một User Flow thường được cải thiện thông qua hình thức biểu đồ. Với thông tin được biểu đồ cung cấp, doanh nghiệp sẽ nắm được mọi hành động của khách hàng cũng như phần nào đó quy trình, cách họ tương tác với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Biểu đồ User Flow?

Biểu đồ User Flow cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp tất cả một hoặc một chuỗi các hành động có thể xảy ra khi khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Thông qua User Flow, doanh nghiệp sẽ tìm thấy được cơ hội để cải thiện trải nghiệm của khách hàng ngày càng trở nên tốt hơn. Từ đó, tăng cao khả năng tiến tới quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

Tại sao nên sử dụng User Flow ?

User Flow là một phương án để doanh nghiệp bạn có thể gia tăng trải nghiệm của người dùng khi họ truy cập vào website. Đồng thời, đây cũng là cách để các để các bộ phận liên quan có thể triển khai thiết kế và bắt tay vào lập trình một cách hiệu quả.

Để trả lời cho câu hỏi “Có nên sử dụng User Flow hay không?” thì đáp án chắc chắn sẽ là “Có”. Sau đây là một số lý do chính mà doanh nghiệp bạn cần phải chú trọng vào User Flow.

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Để thiết kế được một biểu đồ User Flow có hiệu quả, bạn cần phải suy nghĩ, phán đoán từ góc độ của người dùng.

Thiết kế lấy khách hàng là trung tâm
Thiết kế lấy khách hàng là trung tâm

Với mục đích mang đến trải nghiệm tốt nhất, User Flow sẽ giúp bạn có thể thiết kế từng thành phần webiste sao cho đáp ứng được những nhu cầu, giải quyết các vấn đề mà người dùng đang gặp phải.

Ngăn ngừa sai lầm

Nếu bạn thiết kế trực tiếp trên website mà không xây dựng User Flow trước, rất có khả năng sẽ gặp phải một số trục trặc, sai lầm. Mỗi khi như vậy, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để chỉnh sửa và những gì bạn đã thiết lập có thể sẽ phải tốn công vô ích.

Tuy nhiên, với User Flow, bạn sẽ được chỉnh sửa, thay đổi mọi thành phần trên đó với thời gian cực kỳ ngắn. Một khi mọi thứ đã hoàn tất, bạn chỉ cần tiến hành thiết kế, lập trình và kiểm tra dựa trên một User Flow được xây dựng chuẩn nhất.

6 bước tạo User Flow thân thiện với người dùng

Bước 1: Tìm ra những vấn đề cần giải quyết

Để tạo nên User Flow thân thiện với người dùng, bước đầu tiên đó là phải tìm ra các vấn đề họ đang gặp phải để có các phương hướng giải quyết thích hợp.

Muốn làm được điều này, bạn cần phải đặt bản thân vào vị trí của khách hàng. Thông qua những suy nghĩ, hành vi và vấn đề, bạn sẽ có sự phán đoán về cách giải quyết của họ. Từ đó áp dụng một cách hợp lý vào trong biểu đồ User Flow.

Lưu ý, mỗi khách hàng sẽ có những hướng giải quyết khác nhau, không ai giống ai nên bạn hãy đảm bảo sao cho mỗi vấn đề sẽ có nhiều phương án giải quyết đầy đủ nhất có thể.

Bước 2: Xác định đúng đối tượng mục tiêu

Xác định đúng đối tượng mục tiêu
Xác định đúng đối tượng mục tiêu

Ở bước này, bạn cần phải biết đúng đối tượng truy cập của mình là ai và họ như thế nào. Một số thông tin mà bạn cần khai thác để hiểu về đối tượng mục tiêu của mình như:

  • Họ là ai? Giới tính nam hay nữ?
  • Họ đang ở độ tuổi nào?
  • Họ đang sinh sống tại đâu?
  • Điều họ thích/không thích khi truy cập website?
  • Họ có nhu cầu gì ở website?
  • Thói quen khi truy cập của họ như thế nào khi truy cập?

Bước xác định đối tượng này giúp ích rất lớn cho việc xây dựng User Flow của doanh nghiệp bạn trở nên dễ dàng và phù hợp hơn.

Bước 3: Lập hành trình sử dụng của người dùng

Lập hành trình sử dụng của người dùng cho bạn biết hành động cũng như điểm chạm của họ trong suốt quá trình truy cập, tương tác với website.

Thông thường, nó sẽ được kèm theo thời gian, cảm xúc, suy nghĩ của họ trong mỗi hành động. Từ những thông tin này, bạn sẽ tìm thấy cơ hội để tác động họ tiếp tục thực hiện những quyết định, hành động quan trọng.

Bước 4: Lập điểm bắt đầu

Lập điểm bắt đầu rất quan trọng vì nó cho biết người dùng sẽ truy cập vào website của bạn từ đâu và bằng cách nào.

Ví dụ: Có nhiều cách để truy cập vào webiste Miko Tech, một người dùng truy cập trực tiếp mikotech.vn sẽ có hành trình sử dụng khác với những người truy cập từ kết quả “thiết kế website Miko Tech” trên công cụ tìm kiếm hay qua các link dẫn ngoài.

Từ những khác nhau đó dẫn đến User Flow của từng khách hàng sẽ có sự khác biệt ít nhiều. Nếu bạn muốn xây dựng User Flow hiệu quả, bạn bắt buộc phải có nhiều phương án phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Bước 5: Tạo bảng phác thảo

Để tạo ra một biểu đồ đẹp, hoàn chỉnh, bạn cần trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa. Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu xây dựng, bạn nên tạo ra các bản phác thảo trước để nắm rõ hết mọi thông tin và cách mà biểu đồ hoạt động.

Sau khi mọi thứ đã hoàn thiện và bạn cũng tạo ra được một bản phác thảo đầy đủ, hoàn chỉnh nhất và công đoạn kế tiếp sẽ là tạo ra một biểu đồ đẹp mắt.

Bước 6: Thử nhiều loại biểu đồ khác nhau

Bước cuối cùng này sẽ giúp cho bạn tìm ra được thiết kế, cách trình bày biểu đồ phù hợp nhất. Với việc thử nghiệm nhiều loại biểu đồ khác nhau, bạn sẽ tạo ra được một thành phẩm rõ ràng, dễ hiểu và tập trung vào những thành phần quan trọng nhất.

Thử nhiều loại biểu đồ khác nhau
Thử nhiều loại biểu đồ khác nhau

Với mỗi biểu đồ User Flow khác nhau, bạn sẽ phải điều chỉnh các thành phần trên website như: tính năng, hình ảnh, văn bản,… Mục đích của việc này là nhằm cải thiện những vấn đề thường gặp và gia tăng độ thân thiện với người dùng.

Sau khi tìm hiểu User Flow là gì? 6 bước tạo User Flow thân thiện với người dùng, Miko Tech đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về User Flow, biểu đồ User Flow, lý do nên dùng cũng như những bước quan trọng để tạo nên một User Flow thân thiện với người dùng.

Hy vọng với những gì vừa chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng được một website mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đồng thời, qua đó sẽ giúp bạn có thể tăng doanh thu từ các quyết định chuyển đổi của họ.



source https://mikotech.vn/user-flow-la-gi/

TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ MIKO TECH. KHÁCH HÀNG XEM CHI TIẾT DƯỚI ĐÂY!

Miko Tech là đơn vị thiết kế website và cung cấp các giải pháp Marketing online toàn diện bao gồm: sáng tạo nội dung, quản trị website, SEO ...